Thiết bị sửa xe chuyên nghiệp Thiết bị sửa xe chuyên nghiệp

Cách chỉnh phanh xe máy đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn

Đặng Duy Tuấn
| Thứ Năm, 22/02/2024
Nội dung bài viết

Phanh xe máy đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn di chuyển xe an toàn khi tham gia giao thông, phòng ngừa tai nạn. Vậy bạn đã nắm được cách chỉnh phanh xe máy đúng kỹ thuật chưa? Nếu chưa hãy theo dõi bài hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé.

Cách chỉnh phanh xe máy đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn

1. Các loại phanh xe máy phổ biến

Để nắm được cách chỉnh phanh xe máy chính xác, đúng kỹ thuật thì bạn cần phải phân biệt được các loại phanh xe máy. Theo đó phanh xe máy bao gồm có 2 loại chính là:

Phanh tang trống

Phanh tang trống còn có tên gọi khác là phanh cơ hay bố thắng đùm 

Phanh tang trống còn có tên gọi khác là phanh cơ hay bố thắng đùm 

Phanh tang trống hay còn được gọi là bố thắng đùm, được thiết kế với bộ phận chính là 2 bố thắng có hình vòng cung được ghép lại với nhau, được bố trí ở ngoài guốc phanh. Trong quá trình bóp phanh, cơ cấu đòn bẩy có nhiệm vụ tách ra, áp chặt vào đùm để tạo ra lực ma sát làm cản trở chuyển động của bánh, giúp xe chuyển động chậm lại và cuối cùng sẽ dừng lại.

Đặc điểm của phanh tang trống là lực phanh không quá mạnh, được trang bị chủ yếu trên các dòng xe đời cũ hoặc xe số có dung tích dưới 150 cc. 

Ưu điểm của phanh tang trống là có giá thành rẻ, hệ thống phanh được làm khép kín nên tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài rất tốt. Tuy nhiên nhược điểm là khả năng tản nhiệt thấp, bố thắng có thể bị cháy nếu quá nóng khiến hệ thống phanh mất tác dụng nên không phù hợp với các dòng xe có tốc độ cao. 

Phanh đĩa 

Phanh đĩa được thiết kế với những cái đĩa bằng kim loại được gắn vào bánh xe để hãm tốc khi xe vận hành. Lá bố nằm trên lá thép, ở bên trong càng phanh. Khi bóp hay đạp phanh thì thủy lực sẽ ép cái bố chặt vào đĩa phanh, tạo nên lực ma sát để giúp cho xe chuyển động chậm lại. Xe có phanh đĩa cho quãng đường dừng ngắn hơn, ăn hơn phanh tang trống.

Phanh đĩa với thiết kế đĩa bằng kim loại được gắn vào bánh xe để hãm tốc độ

Phanh đĩa với thiết kế đĩa bằng kim loại được gắn vào bánh xe để hãm tốc độ

Ưu điểm của phanh đĩa là có lực ma sát tốt hơn, hiệu suất phanh tốt hơn nên cho khả năng giảm tốc nhanh và dừng xe nhanh hơn phanh tang trống. Đĩa phanh ở phía ngoài nên cho khả năng tản nhiệt tốt hơn, má phanh khó bị chai, khả năng thoát nước tốt nên dễ dàng bảo dưỡng. Khe hở giữa má phanh, đĩa phanh nhỏ còn có thể tự động điều chỉnh khi má phanh, đĩa bị mòn đi. 

Nhược điểm của loại phanh này là giá thành cao, di chuyển trong đường đất đá nhiều sẽ khiến cho hệ thống phanh nhanh mòn. Khi bị bùn đất dính vào có thể dẫn đến tình trạng mất phanh.

2. Vì sao cần chỉnh phanh xe máy?

Vai trò của phanh xe máy là rất lớn trong việc giảm tốc cho xe. Một khi phanh xe bất ngờ gặp phải một sự cố nào đó ngoài ý muốn sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm trên đường.  

Thông thường sau một khoảng thời gian vận hành, người lái bóp phanh, đạp phanh mà bạn cảm thấy phanh không còn “ăn” như trước là cho thấy dây phanh xe đang nhão, phanh bị mòn. Việc phanh xe hao mòn hoặc xảy ra hư hỏng sẽ khiến cho toàn bộ chiếc xe bị ảnh hưởng, làm mất an toàn trong quá trình tham gia giao thông.

Chỉnh phanh xe máy giúp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông

Chỉnh phanh xe máy giúp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông

Do đó, việc chỉnh phanh xe máy là việc làm hết sức cần thiết sau quá trình sử dụng trong thời gian dài để đảm bảo an toàn cho người lái. Đồng thời tránh được các vụ tai nạn gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. 

3. Hướng dẫn cách chỉnh phanh xe máy hiệu quả 

Theo đó cách chỉnh phanh xe máy sẽ bao gồm: Cách chỉnh phanh trước xe máy và cách chỉnh phanh sau xe máy 

Trước khi tiến hành chỉnh phanh xe máy bạn cần phải chuẩn bị 1 số dụng cụ như: tua vít, găng tay bảo hộ…

Cách chỉnh phanh trước xe máy 

Chỉnh phanh trước xe máy 

Chỉnh phanh trước xe máy 

  • Bước 1: Bạn đưa tua vít đến vị trí cần giữ phanh, sau đó đẩy nhẹ tua vít xuống dưới để cà phanh về trước để cho ốc chỉnh phanh lồi ra.

  • Bước 2: Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ đảm bảo phù hợp, sau đó tiến hành bóp thử phanh tay để kiểm tra xem được chưa, nếu thấy chưa được bạn có thể căn chỉnh thêm. 

Bạn không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt sẽ khiến cho phanh bị bó, dễ gây mòn phanh, làm nóng bánh và khiến cho xe vận hành ì.

Cách chỉnh phanh sau xe máy 

Chỉnh phanh sau xe máy

Chỉnh phanh sau xe máy 

  • Bước 1: Cách chỉnh phanh sau xe máy cũng được tiến hành tương tự như chỉnh phanh trước. Sử dụng tua vít đưa đến vị trí cần giữ phanh, sau đó đẩy nhẹ tua vít xuống rồi điều chỉnh ốc phanh đảm bảo phù hợp nhất.

  • Bước 2: Bạn đạp chân phanh để kiểm tra lại xem phanh sau chỉnh đã đạt chưa, nếu thấy chưa được bạn có thể căn chỉnh thêm. 

Cũng như chỉnh phanh trước, với phanh sau bạn cũng không nên vặn ốc chỉnh phanh này quá chặt sẽ khiến cho phanh bị bó.

4. Cách kiểm tra tăng chỉnh phanh xe máy sao cho đúng 

Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra cách tăng chỉnh phanh xe máy đã đúng chưa theo một số cách sau:

  • Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tự do của tay phanh: Thường độ rơ tự do của tay phanh dầu bằng 0, còn độ rơ tự do của tay phanh cơ là a = 10~20 mm. Khi kiểm tra nếu phát hiện thấy ngoài thông số này bạn cần điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn. Bạn xoay ốc, điều chỉnh cho đến khi đạt được độ rơ tự do là được.

  • Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tự do của chân phanh: Thường độ rơ tự do của chân phanh là a = 10~20 mm. Khi kiểm tra nếu phát hiện thấy ngoài thông số này bạn cần điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn. Bạn xoay ốc, điều chỉnh cho đến khi đạt được độ rơ tự do của chân phanh là được.

  • Kiểm tra mức dầu phanh: Bạn dựng chân chống đứng và xoay tay lái đến vị trí khi nắp của bình dầu phanh nằm ngang để kiểm tra. Nếu thấy mức dầu trong bình dưới vạch a, bạn cần xem có sự rò rỉ hay không. Kiểm tra xem má phanh có mòn quá không để bổ sung thêm bằng loại dầu phanh chỉ định.

5. Một số lưu ý để sử dụng phanh xe máy an toàn 

Để hạn chế hư hỏng phanh xe máy cũng như hạn chế tần suất điều chỉnh phanh xe thì người sử dụng xe cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau, sử dụng với lực phanh tăng dần đều.

  • Với xe máy sử dụng loại phanh đĩa, bạn nên nên bóp thắng sau rồi mới bóp thắng trước theo kiểu “bóp – nhả” để lực tác động đều lên má phanh. Giúp tránh được trường hợp xe bị khóa bánh để đảm bảo an toàn

Luôn sử dụng phanh xe máy đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn 

Luôn sử dụng phanh xe máy đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn 

  • Khi xe xuống dốc, người điều khiển nên kết hợp phanh bằng động cơ, đồng thời với việc trả về số thấp nhằm hạn chế sự hao mòn của bố thắng

  • Khi đi trên đoạn đường trơn trượt, bạn nên hạn chế sử dụng phanh đĩa, ưu tiên cho phanh tang trống để tăng tuổi thọ cho phanh, giảm sự mài mòn

  • Cần kiểm tra dầu thắng thường xuyên những xe máy có phanh đĩa.

  • Bảo trì, vệ sinh hệ thống phanh xe máy thường xuyên để loại bỏ đất cát bám vào

  • Nên mua và thay phanh xe máy tại các cửa hàng linh kiện xe máy uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn.

* Tham khảo bộ dụng cụ sửa chữa phanh (thắng) xe máy tại Thế Giới Thợ Xe

 

Trên đây là hướng dẫn cách chỉnh phanh xe máy đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn từ Thế Giới Thợ Xe. Cần chú ý thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng phanh và sử dụng hợp lý để bộ phận này hoạt động hiệu quả, bền bỉ trong thời gian dài.

THẾ GIỚI THỢ XE

  • Địa chỉ: Số 115 Ngõ 13 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0985 975 904 – 0986 89 3300

Viết bình luận của bạn
Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
banner left
banner right