Thiết bị sửa xe chuyên nghiệp Thiết bị sửa xe chuyên nghiệp

Giải đáp: Sửa phanh xe máy hết bao nhiêu tiền? Cách bảo dưỡng phanh bền bỉ 

Đặng Duy Tuấn
| Chủ Nhật, 31/12/2023
Nội dung bài viết

Sửa phanh xe máy hết bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều chủ xe thắc mắc khi bộ phận này gặp sự cố. Qua bài viết sau đây, Thế Giới Thợ Xe sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này đến bạn đọc.

Giải đáp: Sửa phanh xe máy hết bao nhiêu tiền? Cách bảo dưỡng phanh bền bỉ 

1. Tìm hiểu các loại phanh xe máy 

Phanh (thắng) xe máy là bộ phận có nhiệm vụ làm giảm tốc độ hoặc dừng xe trong trường hợp đảm bảo an toàn cho người lái tránh các tai nạn do va chạm với xe khác hoặc chướng ngại vật. 

Trước khi đi giải đáp vấn đề sửa thắng xe máy bao nhiêu tiền thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại thắng xe phổ biến hiện nay. Theo đó có 2 loại phanh xe máy chính là:

1.1 Phanh tang trống (phanh đùm)

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh cơ hoặc phanh đùm. Loại phanh này thường được trang bị trên các dòng xe số hoặc những dòng xe máy đời cũ.

Phanh tang trống thường được trang bị trên các dòng xe số hoặc xe máy đời cũ 

Phanh tang trống thường được trang bị trên các dòng xe số hoặc xe máy đời cũ 

Phanh tang trống có cấu tạo gồm 3 phần là: trống phanh, má phanh và guốc phanh. 

  • Trống phanh: thường được làm bằng chất liệu gang, có hình trụ và chịu được mài mòn cũng như khả năng tản nhiệt tốt. Những loại phanh tang trống ngày nay dần dần được làm bằng hợp kim thép carbon để cho độ bền lâu hơn, khắc phục được nhược điểm dễ vỡ của gang. 

Phần trống phanh sẽ được gắn cố định vào trục xe và chuyển động theo vòng quay của bánh xe.  

  • Má phanh (lá bố): sẽ được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Đây cũng là bộ phận dễ bị mài mòn nhất trong quá trình sử dụng xe.  

  • Guốc phanh: thường được làm từ nhôm đúc và có trọng lượng nhẹ. Má phanh được cố định vào hai guốc phanh để tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.

1.2 Phanh đĩa 

Phanh đĩa thường được sử dụng cho bánh trước của xe. Tuy nhiên, cũng có những mẫu xe được trang bị phanh đĩa cho cả hai bánh trước như: Yamaha Exciter và Honda Winner…  

Phanh đĩa xe máy 

Phanh đĩa xe máy 

Phanh đĩa có cấu tạo bao gồm: đĩa phanh, kẹp phanh, má phanh và pít tông

  • Đĩa phanh: được gắn trực tiếp lên cụm moay-ơ của bánh xe và xẻ rãnh; hoặc đục lỗ để gia tăng sự tản nhiệt với mục đích làm giảm khả năng mài mòn của đĩa phanh và cho độ bền lâu hơn.

  • Kẹp phanh: pít-tông được chia làm hai và bắt vít lại. Khi bạn bóp phanh, pít-tông của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh giúp kẹo chặt rô-tơ phanh để làm giảm tốc độ di chuyển của xe. 

  • Má phanh: hay còn gọi là lá bố, được cấu tạo bằng một tấm đệm với chất liệu thép cùng bề mặt phủ vật liệu ma sát. Phần mặt của má phanh được thiết kế với những rãnh xẻ giúp thoát bụi, cũng như làm giảm nhiệt trong quá trình xe vận hành.  

  • Pít-tông: Phanh đĩa sử dụng pít-tông để tạo lực đẩy cho má phanh. Cùng với đó, phần tay phanh và bàn đạp phanh sẽ được kết nối với pít-tông để đẩy dầu phanh đến heo dầu của xe thông qua bình chứa. 

2. Những hư hỏng thường gặp đối với phanh xe máy 

Hệ thống phanh xe máy của bạn có thể gặp phải nhiều sự cố hư hỏng khác nhau sau một thời gian sử dụng. Trong đó có những lỗi hư hỏng phanh thường gặp nhất là:

2.1 Phanh xe máy không ăn 

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phanh xe máy không ăn có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh khoảng chạy không quá lớn.

  • Dóng thắng lỏng hoặc lờn gai nơi bắt với cam thắng.

  • Bố thắng quá mòn.

  • Bố chai cứng.

2.2 Phanh xe máy phát ra tiếng kêu 

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phanh xe máy bị kêu khi sử dụng bao gồm:

  • Bố thắng bị mòn.

  • Tăm bua bị ô van.

  • Bố bị chai cứng.

Kiểm tra hư hỏng phanh xe máy 

Kiểm tra hư hỏng phanh xe máy 

2.3 Kẹt phanh xe máy 

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt phanh xe máy bao gồm:

  • Vỏ dây thắng nhỏ hơn ruột.

  • Dây rỉ sét.

  • Lò xo hoàn lực yếu, gãy, sút.

  • Cam thắng xoay ngang không trở về vị trí cũ được do chỉnh khoảng chạy của giòng thắng quá lớn (bố mòn tăng thêm).

  • Tăm bua bị ô van.

  • Khoảng chạy không - quá nhỏ.

  • Miệng đùm bị cọ vào mâm thắng.

3. Sửa phanh xe máy hết bao nhiêu tiền?

Để giải đáp vấn đề sửa phanh xe máy bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng của phanh xe, nguyên nhân hư hỏng và loại phanh xe mà bạn đang sử dụng.

Trong đó lỗi hư hỏng cần thay mới phổ biến nhất chính là thay má phanh (bố thắng) xe máy. Theo đó chi phí sửa chữa thay thế là:

3.1 Giá thay má phanh xe Honda 

Kiểm tra hư hỏng phanh xe máy 

Kiểm tra hư hỏng phanh xe máy 

  • Má phanh của xe Air Blade 125, Lead 125, SH Mode 125, Vision 110, PCX 125 sẽ có chi phí khoảng 150.000 đồng.

  • Má phanh của xe Future 110, Super Dream 100 sẽ có chi phí khoảng 60.000 đồng.

  • Má phanh của xe Wave RSX 110, Super Dream 110, Future 125, Wave Alpha 100, Blade 110 sẽ có chi phí khoảng 70,000 đồng

  • Má phanh của xe Click, Air Blade 110, Lead 110 sẽ có chi phí khoảng 140.000 đồng. 

  • Má phanh của xe Lead 125, Air Blade 125, Vision 110 có chi phí khoảng 120.000 đồng.

  • Má phanh dành cho SH Mode 125, PCX 125 có chi phí khoảng 260.000 đồng.  

  • Má phanh dành cho SH125, SH 150 sẽ có chi phí khoảng 400.000 đồng.

3.2 Giá thay má phanh xe Yamaha 

Thay má phanh xe máy Yamaha 

Thay má phanh xe máy Yamaha 

  • Má phanh các dòng xe Yamaha: Taurus, Sirius, Jupiter, Exciter, Nouvo, Luvias, Nozza, Grande, Acruzo, Janus, NVX sẽ có chi phí khoảng 150.000 đồng.

  • Má phanh các dòng xe Yamaha như: Exciter (135 cũ), Luvias, Nozza, Grande, Acruzo, Janus, NVX đời cũ sẽ có chi phí khoảng 70.000 đồng.

3.3 Giá thay má phanh xe Piaggio

Bố thắng dành cho những loại xe Piaggio như: Zip, Vespa LX sẽ có chi phí khoảng 130.000 - 170.000 đồng.

4. Cách bảo dưỡng phanh xe bền bỉ, ít hỏng hóc.

Qua phần nội dung trên bạn đọc đã được giải đáp các thắc mắc như: sửa phanh xe máy bao nhiêu, sửa thắng tay xe máy bao nhiêu tiền… để hạn chế tình trạng hư hỏng phải sửa chữa thì người sử dụng xe cần bảo dưỡng bộ phận này đúng cách theo những hướng dẫn sau:

  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh xe trước khi vận hành: độ mòn lá bố, hao hụt dầu phanh… 

  • Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng phanh định kỳ, để đảm bảo xe vận hành trơn tru và an toàn.  

  • Hãy đưa xe đến tiệm sửa xe hoặc các trung tâm bảo dưỡng ngay khi gặp các dấu hiệu về phanh như: bóp phanh nhưng xe không giảm tốc độ, lực tác động vào cần phanh không tỷ lệ thuận với tốc độ giảm của xe.

  • Chú ý khi thay má phanh hay các bộ phận khác của phanh xe phải mua tại các cơ sở uy tín, lựa chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Cần thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh phanh xe máy định kỳ 

Cần thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh phanh xe máy định kỳ 

* Tham khảo bộ dụng cụ sửa chữa phanh (thắng) xe máy tại Thế Giới Thợ Xe

 

Trên đây là giải đáp về thắc mắc sửa phanh xe máy hết bao nhiêu tiền cũng như cách sử dụng phanh xe hợp lý, an toàn. Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn đọc có được các thông tin hữu ích để xử lý các hư hỏng về phanh xe máy được chính xác, tiết kiệm.

THẾ GIỚI THỢ XE

  • Địa chỉ: Số 115 Ngõ 13 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

  • Điện thoại: 0985 975 904 – 0986 89 3300

Viết bình luận của bạn
Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết
banner left
banner right