Giải đáp xe tay ga có dây sên không? Sự khác nhau giữa sên xe ga và xe số
Đặng Duy Tuấn
|
Thứ Năm,
14/12/2023
Nội dung bài viết
Bạn đã quen với hệ thống dây sên khi sử dụng xe số, tuy nhiên khi sử dụng sang xe tay ga thì bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm và thắc mắc xe tay ga có dây sên không và có khác với xe số không. Thế Giới Thợ Xe sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này đến bạn đọc.
1. Xe tay ga có dây sên không?
Xe tay ga không sử dụng dây sên hay xích như các dòng xe số mà thay vào đó xe sử dụng dây curoa để tạo truyền động cho xe.
Để mang lại cảm giác êm ái khi lái xe tay ga, các nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp truyền động vô cấp bằng cách sử dụng dây curoa và hai pu-li (pulley) ở trước và sau.
Lợi ích của phương pháp này là lái xe không cần sang số, chỉ việc mở khóa và tăng ga là xe đã chạy được vì lực được truyền từ máy ra bánh sau làm cho xe hoạt động êm ái trên đường.
Xe tay ga sử dụng dây curoa để tạo truyền động cho xe
2. Sự khác nhau giữa dây Curoa và sên xe
Qua phần nội dung trên bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc xe tay ga có dây sên không. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sự khác nhau giữa dây curoa và sên xe máy:
-
Dây curoa xe tay ga hầu hết được làm từ chất liệu cao su nên chúng có tính chất rất khác với dây xích làm bằng thép ở xe số. Theo đó, dây curoa hoạt động trong lốc nồi, khác với môi trường làm việc trong hộp chắn sên ở xe số.
-
Hình thức truyền động xích xe máy là sử dụng một liên kết cơ học để tạo ra sự hoạt động truyền động nhịp nhàng. Liên kết cơ học ấy được cấu tạo từ bánh răng và dây xích ráp khớp với nhau. Còn với xe tay ga là truyền động dây curoa sử dụng dây cao su thay thế cho dây xích
-
Kẻ thù lớn nhất của dây sên xe tay ga đó là nhiệt độ cao còn kẻ thù lớn nhất của xe số là bùn đất.
-
Trong quá trình sử dụng lâu dài thì dây curoa rất sạch sẽ, không có dấu hiệu dơ bẩn. Và không cần phải châm nhớt như khi sử dụng nhông sên dĩa. Bên cạnh đó, khi chạy xe trong thời tiết mưa gió, hay đường ngập nước thì không phải lo sợ về vấn đề dính nước như sên xe máy.
Dây curoa và dây sên đều có những ưu và nhược điểm nhất định
Việc sử dụng dây curoa sẽ giúp cho xe tay ga tiết kiệm được xăng, bởi nhờ có được bộ đĩa trớn, nó được cấu tạo như một líp của xe đạp. Giúp xe có vận hành ở mọi tốc độ khác nhau rất đơn giản, hay trên mọi cung đường với điều kiện thời tiết khác nhau.
Độ bền của dây cu-roa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quãng đường đi, quá trình sử dụng, nhiệt độ của bộ phận truyền động.
Tuổi thọ dây cu-roa xe tay ga không cố định, bởi phải tùy thuộc vào số km và thời gian xe chạy, nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên dây curoa dễ nóng và nhanh hỏng so với dây sên xe số.
Bên cạnh đó hiệu quả truyền động và năng suất tăng tốc tức thì của dây xích sẽ hơn hẳn so với dây curoa.
3. Khi nào cần thay dây curoa xe tay ga?
Tương tự như sên xe của các dòng xe số thì dây curoa cần được thay khi đến hạn, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tới sự vận hành của xe tay ga.
Các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng nên kiểm tra dây curoa thường xuyên, sau khi dây curoa truyền động được khoảng 8.000 km và thay mới sau khi xe chạy được 20.000 km.
Tuy nhiên bạn cần kiểm tra và thay dây curoa xe tay ga khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên xe như:
-
Khi khởi động xe có tiếng lạch cạch, tăng ga lên thì bị vượt côn
-
Xe bị ì, động cơ yếu dần khi di chuyển, cảm giác kéo ga nặng và thiếu linh hoạt
-
Trong bộ phận lốc nồi phát ra âm thanh lạ hoặc tiếng cọ rít
-
Xe chạy tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường, bởi dây cu-roa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley nồi trước ra pulley nồi sau sẽ dẫn đến công hao phí lớn.
Nên thay dây curoa xe tay ga khi có những dấu hiệu hư hỏng, hao mòn
4. Hướng dẫn cách kiểm tra dây curoa xe tay ga
Để kiểm tra tình trạng của dây curoa xe tay ga người dùng có thể áp dụng bằng mắt thường với các thao tác như sau:
-
Kiểm tra mặt ngoài của dây: Nếu phát hiện những vết nứt khá sâu thì nên thay mới. Bởi lúc này có khả năng chịu lực của dây còn rất kém và chúng có thể bị đứt bất cứ lúc nào.
-
Kiểm tra mặt trong dây curoa: Phần bụng dây curoa có những răng cao su chuyển động liên tục theo vòng tua máy. Chúng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt do tạo ma sát với mặt tiếp xúc của pulley trong thời gian dài. Vì vậy, những vết nứt trên răng cao su bắt đầu xuất hiện.
-
Kiểm tra hai bên hông dây: Hai bên hông dây curoa phải hoạt động nhiều nhất, do đó khi chúng xuất hiện những vết nứt nên thay mới ngay. Nếu không thay kịp thời sẽ khiến dần hỏng pulley trước và sau.
Kiểm tra dây curoa xe tay ga
Qua nội dung bài viết bạn đọc đã được giải đáp chi tiết cho thắc mắc xe tay ga có dây sên không? Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa bộ phận truyền động của 2 loại xe này và sử dụng xe hiệu quả, bền bỉ theo thời gian.
* Tham khảo các sản phẩm sửa chữa và bảo dưỡng sên xích tại Thế Giới Thợ Xe
THẾ GIỚI THỢ XE
-
Địa chỉ: Số 115 Ngõ 13 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
-
Điện thoại: 0985 975 904 – 0986 89 3300
CHỦ ĐỀ HOT
-
Tư vấn đồ nghề
4 bài tin -
Kinh nghiệm sửa xe máy
50 bài tin -
Mở tiệm sửa xe máy
14 bài tin -
Kinh nghiệm sửa ô tô
4 bài tin